Ứng dụng công nghệ tự động hóa giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh

Đăng bởi
11/01/2020

Trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đòi hỏi  chúng ta phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong đó, việc đưa công nghệ điều khiển và tự động hóa vào quá trình sản xuất kinh doanh là điều kiện cần và là tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện yêu cầu này sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi toàn cầu, do đó, để đáp ứng kịp yêu cầu và những thay đổi của cơ chế thị trường đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì vấn đề đầu tư công nghệ hiện đại, tự động hóa trong sản xuất… là những đòi hỏi phải thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển. Vấn đề này còn là sự sống còn của cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, chủ động ứng dụng công nghệ tự động hóa vào lao động sản xuất tại các doanh nghiệp là rất cần thiết, đặc biệt trong trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã và đang đem lại nhiều thay đổi.

Thực tiễn cho thấy, công nghệ tự động hóa phát triển mạnh trong rất nhiều  lĩnh vực khác như: điều khiển giám sát các nhà máy thủy điện- nhiệt điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất. Tự động hóa còn được áp dụng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp chế tạo lắp ráp ô tô, xe máy, chế tạo máy, đo lường, trong lĩnh vực y tế và dược phẩm, in ấn bao bì, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Ông Phạm Văn Tấn, Giám đốc Công ty cổ phần thiết bị gốm sứ và khuôn ép Foshan cho biết, trước đây để hàn 30 tấm khuôn ép gốm sứ/ngày, doanh nghiệp phải cần đến 5 công nhân. Tuy nhiên, bây giờ chỉ với 1 robot hàn tự động, 1 ngày doanh nghiệp đã có 35 tấm khuôn ép.

“Khi tôi mua một chiếc máy tự động của Mỹ thì chất lượng, và năng suất tăng lên 1 cách đột biến. Sau đó, tôi liên tục đầu tư, từ năm ngoái đến năm nay tổng mức đầu tư vào máy móc thiết bị lên đến hơn 1 triệu USD. Nhưng bù lại năng suất rất tốt, chất lượng rất cao, thể hiện ở việc các đơn hàng luôn luôn làm không kịp”, ông Tấn chia sẻ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có đưa công nghệ điều khiển và tự động hóa vào trong sản xuất kinh doanh mới có thể nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm tốt. Đặc biệt, trong thời đại 4.0 như hiện nay, ở đâu có tự động hóa cao, có đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ thì sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, cạnh tranh. Tuy nhiên, ngành tự động hóa ở nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, nhất là về máy móc thiết bị. Đây đang chính là một thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Ông Lý Hoàng Tùng, phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: doanh nghiệp phải tăng cường khả năng nghiên cứu phát triển của mình, tập trung đầu tư cho nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ và chuyển đổi phương thức quản trị trong doanh nghiệp, ví dụ như quản trị số trong doanh nghiệp. Từ đó, có thể thay đổi doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tự động hóa là xu hướng tất yếu, công nghệ tự động hóa đóng vai trò then chốt, là xương sống cho phát triển. Hiện công nghệ tự động hóa đã len lỏi trong tất cả lĩnh vực của đời sống, vì thế, nếu không có bước đi phù hợp, chúng ta sẽ không tận dụng được những lợi thế của cuộc cách mạng 4.0 với nhiều công nghệ vượt trội mang lại./.

Ý kiến bạn đọc

Email của bạn sẽ được chúng tôi bảo mật
Bình luận
Tham gia LeBangDuc để truy cập nội dung độc quyền, nhận xét về các câu chuyện, đăng ký các chủ đề yêu thích của bạn và hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ không bao giờ chia sẻ hoặc spam địa chỉ email của bạn. Để biết thêm thông tin, xem Câu hỏi thường gặpcủa chúng tôi. Bằng cách nhấp vào "Đăng ký", bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng / Chính sách quyền riêng tư của LeBangDuc.
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Bấm vào đây để đăng nhập
Liên hệ
(Vui lòng để lại số điện thoại để OPEX có thể liên hệ lại với bạn nhanh nhất!)

Tham gia OPEX để truy cập nội dung độc quyền, nhận xét về các câu chuyện, đăng ký các chủ đề yêu thích của bạn và hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ không bao giờ chia sẻ hoặc spam địa chỉ email của bạn. Để biết thêm thông tin, xem Câu hỏi thường gặpcủa chúng tôi. Bằng cách nhấp vào "Đăng ký", bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng / Chính sách quyền riêng tư của OPEX.